Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

6 điều nên học từ chàng trai tuổi 20


By on 02:37

Tuổi 20 chỉ làm những gì họ thích.(Ảnh minh họa)

Tuổi 20 là cái tuổi đứng giữa lằn ranh ngây thơ và trưởng thành, họ có những đặc tính đáng yêu mà những người trưởng thành chúng ta đã dần vứt bỏ sau những lo toan cơm áo, gạo tiền. Bây giờ, chúng ta có thể quay lại học tập tuổi 20, để cuộc sống phần nào đó tươi trẻ, nhẹ nhõm hơn.

 Vui không cần lý do 

Càng trưởng thành, chúng ta thường hay tỏ ra bận rộn và quên mất chuyện phải vui vẻ. Chúng ta thường hay hứa hẹn, thanh minh, kiểu như “Tôi dường như kiệt sức sau sự án cuối cùng, tôi cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn vài tuần”, hay “Vợ tôi và tôi chưa từng có một buổi hẹn hò ra hồn vào buổi tối, vì chúng tôi”….

Những người trẻ, họ luôn vui vẻ mà không cần lý do, như thể đó là quyền của họ. Thế nên, chúng ta không viện cớ để hạn chế thời gian vui vẻ của bản thân mà cần phải tận dụng mọi lúc có thể. Ví dụ, chúng ta cần học cách nói (và nghĩ) một cách chủ động, “Chúng ta sẽ đi Nha Trang một tuần, nó sẽ cực kỳ tuyệt vời”, hoặc “Tôi thật sự cần một kỳ nghỉ”.

 Đã yêu là hết mình 

Người trẻ thường dễ dàng dâng hiến tất cả cho tình yêu. Như nhà thơ Xuân Diệu từng nói “Tôi khờ dại lắm, ngu ngơ lắm. Chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì”. Trong khi, càng trưởng thành chúng ta càng yêu dè chừng.

Những vấp ngã trong quá khứ khiến chúng ta xét nét, nghi ngờ, ngừng ngại khi bắt đầu một mối quan hệ mới. Điều đó ngăn chúng ta không thể cho và nhận hết mình để thấy được sự kỳ diệu của tình yêu thật sự.

Đã yêu là hết mình. (Ảnh minh họa)

 Chẳng sợ thất bại 

Những người trẻ thường làm rất nhiều điều ngu ngốc mà không thèm suy nghĩ. Tuy nhiên, họ cũng nhanh chóng vượt qua được những thất bại hoặc tổn thương do mình gây ra.

Còn người lớn, càng trưởng thành càng khó chấp nhận thất bại và nghĩ thất bại là không cần thiết, nó làm lãng phí thời gian cũng như các nguồn lực.

Chưa hết, người lớn thường quan trọng hóa những thất bại hoặc đổ vỡ nhỏ, chúng ta sợ cuộc sống chúng ta có thể thay đổi. Nhưng thật ra, thỉnh thoảng chúng ta cần phải hoàn toàn chấp nhận những thất bại để có thể có những thành công thật sự.

 Sự bất chấp của tuổi trẻ 

Người trưởng thành thường sử dụng kinh nghiệm của mình để “giải phẫu” bạn mình và họ chỉ yêu những khía cạnh tốt đẹp…

Nhưng, tuổi 20 không thế, họ sẽ sống chết cùng bạn cho dù người đó đen hay trắng, sâu sắc hay nông cạn. Sự bất chấp của tuổi trẻ không cần lý do và tương đối mù quáng.

 Say mê cuồng nhiệt 

 

Có thể làm một thứ từ ngày này sang ngày khác. (Ảnh minh họa)

 

Khi 20 tuổi, chúng ta có thể trải qua hàng ngày và hàng giờ chỉ để làm đúng một việc mà chúng ta thích. Và, ngay cả khi chúng ta ngừng làm điều đó, chúng ta đi gặp bạn bè chúng ta cũng nói đến niềm say mê đó.

Có thể, chính sự say mê thái quá của chúng ta khiến mọi người chung quanh phát chán, nhưng kiểu đắm mình đó là cách nhanh nhất để học một điều gì đó.

Càng trưởng thành, với nhiều mối quan hệ cũng như quan tâm khác nhau, ít khi nào chúng ta có thể thả mình hoàn toàn vào một điều gì đó.

Nhưng, để học một kỹ năng hoặc kiến thức mới hiệu quả giữ vị thế cao trong công việc, chúng ta buộc phải học cách say mê vô lối như tuổi 20.

 Nói đúng sự thật mình thấy 

Những người trẻ thường nói đúng những gì họ thấy hoặc nghe. Mặc dù, thỉnh thoảng điều đó đồng nghĩa với “đốt nhà” hoặc gây ra sự mới mẻ, tác động tức thì.

Càng lớn, chúng ta thường có xu hướng nghĩ quá nhiều, chúng ta nghĩ đến những tác động của những gì chúng ta sẽ nói và chúng ta thường tường thuật lại không đúng như sự thật nhằm giảm hậu quả.

Quỳnh Như (Báo Đất Việt)


0 nhận xét:

Đăng nhận xét